Tọa đàm: Trí thức và Khoa học
Hôm nay tôi đi dự buổi tọa đàm có tên gọi là Trí thức và Khoa học do một diễn giả người Việt Nam trình bày. Người này đã có một số bài viết về vấn đề này trên Tia Sáng, Tiền Phong, và một số trang khác. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi đi dự trực tiếp một buổi tọa đàm thiên về lĩnh vực Khoa học Xã hội mà diễn giả là người có gốc nghiên cứu ở một lĩnh vực khác. Cụ thể là Vật lý và Hóa học. Tọa đàm bàn và tranh luận xung quanh các vấn đề như trí thức là gì, người trí thức là như thế nào, nghiên cứu khoa học là ra sao....
Xem gì ở các Hội thảo?!
Hôm nay, ngày cuối tuần, tôi xin chia sẽ vài suy nghĩ về trải nghiệm tham dự hội thảo của mình. Số lần tham dự hội thảo của tôi đến giờ này có thể nói là không nhiều lắm, tuy nhiên nó bao gồm nhiều qui mô và hình thức khác nhau. Gồm những cái rất nhỏ dạng như seminar hay workshop, chỉ gói gọn trong nữa ngày hoặc một ngày. Rồi đến những cái như symposium về một chủ đề cụ thể nào đó và những conference lớn hơn, kéo dài gần cả tuần. Trong bài viết này, tôi gọi chung là Hội thảo cho tiện.
Nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu
Có lẽ vấn đề liên quan đầu tiên cần bàn là: Thế nào là nghiên cứu và thế nào không phải là nghiên cứu? Vấn đề tiếp theo là xác định nên sử dụng các kết quả này như thế này như thế nào. Trong bài viết ngắn này, tôi không đi vào các khía cạnh lý thuyết mà muốn chỉ ra 2 ví dụ cụ thể để minh họa cho vấn đề đang bàn.
Tuyển công chức trong Giáo dục
Hôm nay đọc bài Cô giáo rớt viên chức do thiếu số đo vòng ngực trên báo Tuổi Trẻ và được rất nhiều báo khác đăng lại. Xem qua một loạt các ý kiến xung quanh vấn đề, tôi chợt nhớ lại chuyện của cá nhân mình vào hơn chục năm về trước. Lúc đó tôi cũng là một một sinh viên trường Sư phạm mới tốt nghiệp và đang cố gắng tìm cho mình một công việc nào đó. Biết tin Trường A tổ chức thi tuyển công chức ngạch Giảng viên, tôi đã nộp đơn vào để dự tuyển.
PhD và các sắc màu
Ai đã từng lâm vào hoặc nghe về sự thăng trầm của sinh viên PhD, chắc hẳn đều đồng ý rằng những chuỗi ngày làm PhD thật nhiều màu sắc. Có lẽ nó trở thành như thế một phần vì những người học phải đóng cả hai vai trò chính: vừa là sinh viên (phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn) lại vừa là một người đi làm. Có lẽ vì thế mà trong tiếng Việt ta hay nói là làm PhD, thay vì phải nói là học PhD vì PhD là một chương trình học.
Challenges and Joyfulness of being a Research Student in Australia
The experiences/reflections from academic life that I am going to put here are mainly from my own and partly from other research students that I have talked to. Therefore, I use “we” instead of “I” sometimes.
Mind-set
PhD và Phát triển nghề nghiệp
Những nhận xét của Peter van Onselen (Loneliness of the PhD thesis writer) và ý kiến phản hồi của Vicki Thomson (Fraught subject) về việc học và đào tạo PhD tại Úc khá thực tế nhưng dĩ nhiên chưa phản ánh hết mọi khía cạnh của vấn đề trong chừng mực những bài viết ngắn như thế. Ngoài 2 vấn đề cơ bản là "phát triển tư duy" và "(tập) nghiên cứu, tham gia xuất bản cũng như gia nhập/làm việc với các nhóm chuyên ngành" đã được nêu, tôi muốn nêu lên sự gắn kết giữa 2 vấn đề này đối với công tác giảng dạy.