Tiếp theo bài bàn về Technical perspective and Psychological perspective, bài viết này bàn về một quan điểm nữa của năng lực tực học. Quan điểm này là Socio-cultural perspective(1). Trong khi Technical perspective nhấn mạnh đến tầm quan trọng của môi trường học tập và Psychological perspective nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đặc điểm tâm lý, thì Socio-cultural perspective nhấn mạnh đến sự tương tác giữa các đặc điểm tâm lý của một cá nhân và môi trường học tập trong quá trình phát triển năng lực tự học của người đó.
Socio-cultural perspective được phát triển dựa theo Socio-cultural theory của Vygotsky(2). (Đây là một lý thuyết quan trọng và khá phổ biến trong ngành khoa học xã hội và có lẽ đa số chúng ta đều biết ít nhiều về nó.) Chính vì thế quan điểm này phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi trong nhiều tình huống nghiên cứu khác nhau. Do tập trung vào mối tương tác giữa cá nhân và môi trường, những nghiên cứu về năng lực tự học có sử dụng quan điểm này luôn nhìn nhận vấn đề rất linh hoạt. Những phương pháp dùng để nâng cao/bồi dưỡng năng lực tự học trong các nghiên cứu loại này rất chú trọng đến các vấn đề về điều kiện sống, phong tục tập quán, thói quen, lối suy nghĩ của người học ở từng tình huống cụ thể.
Socio-cultural perspective những năm gần đây càng phát triển mạnh hơn khi năng lực tự học được chú ý nhiều ở những hệ thống có nền giáo dục tập trung và khả năng độc lập trong học tập của người học chưa được khuyến khích/coi trọng đúng mức. Tính phù hợp của quan điểm này lại tiếp tục được nâng cao khi việc tương tác trong môi trường internet ngày càng trở nên dể dàng và thuận tiện hơn. Ở mỗi nơi, cơ sở hạ tầng, điều kiện sử dụng internet, và đặc điểm văn hóa xã hội khác nhau, nên nhận thức của người học về vấn đề này cũng khác nhau. Mức độ và hành vi tham gia tương tác với môi trường này cũng khác. Những điều này đã tạo nên cái gọi là social turn (tạm dịch: bước ngoặc mang tính xã hội) trong các nghiên cứu về năng lực tự học.
Bên cạnh ba quan điểm đã đề cập ở trên, còn có một quan điểm nữa, được gọi là Critical perspective(3). Quan điểm này nhấn mạnh đến khát vọng về sức mạnh, quyền lực, và lý tưởng của con người. Critical perspective cho rằng sức mạnh về ý thức là quyết định tất cả. Một khi đã có ý chí thì người học sẽ tìm đủ mọi cách để thực hiện ước muốn học tập cho bằng được và đó là cơ sở cho năng lực tự học hình thành và phát triển. Có lẽ nếu bàn thêm về quan điểm này sẽ dẫn tới câu chuyện vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất. Đóng góp chính của quan điểm này là giải thích cho khả năng phát triển không ngừng của năng lực tự học vì con người thường sẽ luôn mong muốn những gì tốt đẹp hơn những cái mà họ hiện tại đang có. Và cũng vì thế mà ý thức và mức độ tự học của mỗi người đều có thể khác nhau.
(1) & (3)
Benson, P. (2001). Teaching and researching autonomy in language learning. London: Longman.
Dang, T. T. (2010). Learner autonomy in EFL studies in Vietnam: A discussion from socio-cultural perspective. English Language Teaching, 3(2), 3-9.
Oxford, R. (2003). Toward a more systematic model of L2 learner autonomy. In D. Palfreyman & R. Smith (Eds.), Learner autonomy across cultures: language education perspectives (pp. 75-91). New York: Palgrave Macmillan.
(2)
Vygotsky, L. S. (1986). Thought and language (A. Kozulin, Trans. ed.). MA: The MIT Press.
- 73220 views