Thường thì sau khi thu thập được một lượng qualitative data về, người nghiên cứu sẽ phải tự đặt ra câu hỏi là làm sao để hiểu và xử lý cái đống này đây. Có phải câu hỏi đó đặt ra quá trể hay không? Theo cá nhân thôi thì chưa hẵn, bởi lẽ thông thường hướng phân tích những số liệu dạng text (qualitative data) được để mở. Lý do là vì khó có thể định hình được chính xác nội dung của lượng qualitative data mà chúng ta thu được nó sẽ thế nào. Nên phải đến lúc có được data trong tay rồi, người nghiên cứu mới tìm cách hiểu chúng và trình bày chúng sao cho ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, và dể hiểu nhất.
Có thể nói trong các loại phân tích số liệu dạng qualitative, thì phân tích dạng theme được dùng khá rộng rãi. Cho dù ở một số trường hợp nào đó, người nghiên cứu thấy rằng theme analysis không phù hợp thì hướng phân tích này vẫn giúp người nghiên cứu có cái nhìn khái quát về lượng dữ liệu của mình.
Có nhiều cách phân tích theme, từ việc tự làm tay, vẽ diagram, cho đến việc dùng các phần mềm. Ở đây tôi không có ý định liệt kê những kỹ thuật này ra. Tôi chỉ muốn trình bày một kinh nghiệm cá nhân về theme analysis và theme construction với sự trợ giúp của nhóm. Cách làm khá đơn giản như sau:
Tình huống là tôi thu được hơn 20 nhật ký học tập của học sinh về việc học tiếng Anh ở ngoài lớp học và tôi muốn trình bày một cách hệ thống, rõ ràng nội dung của hơn 20 nhật ký này.
1. Tôi đọc lần lượt từng bài nhật ký. Bài số một tôi đánh dấu số 1. Đọc đoạn đầu, tôi thấy sinh viên này nói về chuyện học nhóm với bạn thân ở công viên. Thế là tôi viết ra 1 mảnh giấy nhỏ, ghi là: 1a - learning with a close friend in a park. Đồng thời chú thích bên cạnh đoạn nhật ký kia là 1a.
2. Tiếp tục đoạn thứ 2 của bài nhật ký số 1 này, tôi thấy sinh viên này nói về chuyện tự luyện phát âm bằng cách lẩm bẩm một từ nào đó một mình nhiều lần. Vậy tôi ghi ra một mảnh giấy khỏ khác là: 1b: repeating a sound/word many times alone. Dĩ nhiên cũng ghi chú thích bên cạnh là 1b.
3. Tương tự như thế tôi làm cho đến hết các nhật ký còn lại.
4. Lúc này tôi có được hơn 90 mẫu giấy nhỏ. Trên đó là những đoạn phrase ngắn mà tôi tóm lại từ những nhật ký.
5. Tôi gọi một nhóm bạn đến. Trong số này, có người có học về nghiên cứu và có người không. Làm việc ở nhiều vị trí khác nhau nhưng đều có thể hiểu được hết những cái mà tôi ghi trên các mẫu giấy nhỏ. Nếu ai đọc mà có gì không rõ, thì họ sẽ hỏi lại tôi.
6. Tôi nhờ các bạn này nhóm các mẫu giấy này lại theo bất kỳ một logic nào mà các bạn ấy thấy phù hợp.
7. Kết quả là mỗi bạn có được vài nhóm, nếu nhóm nào chỉ có một mẫu giấy thì mẫu giấy đó phải bỏ vào hộp cho người khác.
8. Sau đó tôi nhờ các bạn này nói chuyện với nhau, theo nhóm 2 người, rồi 4 người để ghép các mẫu giấy lại với nhau.
9. Trên cơ sở các nhóm này, tôi bắt đầu tự ngồi đặt tên cho từng nhóm và liệt kê chúng lại. Tạm gọi đây là những chủ đề.
10. Như vậy bây giờ ở mỗi trang giấy, tôi có 1 chủ đề chính (tên mà tôi mới đặt) và bên dưới là một loạt những đoạn phrase ngắn như 1a và 1b.
11. Tôi gởi từng trang này đến các bạn bè của tôi và nhờ họ gạch bỏ những phrase tóm tắt nào (tức các đoạn như 1a, 1b) không phù hợp với chủ đề chính ghi ở trên.
12. Tôi tổng hợp lại và xem thử trong từng chủ đề, có đoạn phrase này bị gạch nhiều nhất. Tôi lấy những đoạn đó ra và suy nghĩ xem nên bỏ nó vào chủ đề nào thì phù hợp hơn. Nếu không thực hiện được, tôi đối chiếu lại với đoạn diary tương ứng xem có thể chỉnh sửa gì ở đoạn phrase này hay không. Nếu vẫn không giải quyết được, thì tôi để những đoạn phrase này riêng để xử lý riêng. Có thể cho vào mục Others chẳng hạn.
13. Bây giờ tôi chỉnh lại tên gọi của các đề mục mà tôi đã đặt, xem thử nó có phản ánh trung thực nhất những nội dung của các phases bên trong của nó hay không.
14. Tổng hợp hết lại và tôi gởi cho những người bạn đã giúp tôi trong quá trình làm xem thử họ thấy còn có chổ nào chỉnh sửa nữa hay không.
15. Tổng kết.
Quá trình này dĩ nhiên có thể làm nhóm ở bất kỳ công đoạn nào. Cũng có thể 2 người làm độc lập rồi đem ra so sánh đối chiếu. Đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ và phần trình bày không được phân tích về mặt nguyên lý. Mục đích là để cho qui trình dể hiểu hơn. Còn tính thuyết phục của nó thì để các bạn tự đánh giá.
- 8059 views