Giáo dục Việt Nam gần đây hay nhắc với vấn đề tự học của học sinh, sinh viên Việt Nam. Các phương tiện truyền thông cũng mở ra nhiều diễn đàn để trao đổi vấn đề này. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề thuật ngữ của "tự học". Những từ tiếng Anh (có thể có gốc từ các ngôn ngữ khác) có thể được dịch sang tiếng Việt là "tự học":
- Self-learning
- Self-teaching
- Self-directed learning
- Self-education
- Autodidacticism
- Self-instructed learning
- Autonomous learning
- Learner autonomy ...
Như vậy câu hỏi đặt ra là khi ta nói đến "tự học", vậy ta đang nói đến khái niệm nào trong số các khái niệm trong tiếng Anh kia? Hay chúng ta có một khái niệm "tự học" khác hẳn với các khái niệm kia trong tiếng Anh? Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên tôi muốn đề cập đến vài sự tương đồng giữa các khái niệm tiếng Anh đã liệt kê ở trên. Có thể thấy đây là những khái niệm rộng, cho nên tôi dùng cách giải thích phản đề để minh họa. Dường như những thuật ngữ này này đều nói đến việc học tập mà không lệ thuộc chủ đạo vào người dạy. Các khái niệm này có vẽ như tương phản với loại hình dạy học từ chương ngày xưa của chế độ Phong kiến. Loại phương pháp học tập mà học trò lệ thuộc chủ yếu vào sách vở và giáo viên, phải thuộc lòng từng câu chữ, từng cách hành văn. Như vậy cụ thể "tự học" là gì? Như đã nhắc, "tự học" là khái niệm rộng và bản thân tôi không thể phân tích hết trong một bài viết ngắn. Đầu tiên tôi muốn nói đến những thuật ngữ tiếng Anh thường được sử dụng trong Giáo dục khi nói về "tự học". Đó là từ self-directed learning và autonomous learning (learner autonomy). Self-directed learning hay được dùng trong Giáo dục để nói đến việc "tự học" ở hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật nhất của nhóm nghiên cứu về vấn đề này là International Society for Self-Directed Learning. Một trong những người kỳ cựu của tổ chức này là Dr. Huey Long. International Society for Self-Directed Learning cũng tổ chức thường xuyên các seminar và conference. Riêng nói về lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ (FL, L2) như trường hợp tiếng Anh (ESL/EFL) ở Việt Nam chẳng hạn, thì thuật ngữ thường được đùng để chỉ "tự học" là Learner autonomy. Thuật ngữ này được phát triển mạnh từ những năm 1980 từ Châu Âu. Hai nhóm nghiên cứu lớn về Learner autonomy là:
- The Learner Autonomy Special Interest Group (LASIG) thuộc International Association of Teachers of English as a Second Language (IATEFL ) và
- Research Network on Learner Autonomy (ReNLA) thuộc International Association of Applied Linguistics (AILA ).
Những người kỳ cựu trong hai nhóm này phải kể đến David Little, Phil Benson, Richard Smith, Garold Murray, Leni Dam, Andy Barfield. Cả hai nhóm này đều có những symposium, seminar, và conference đều đặn. Đối với Việt Nam, những người làm nghiên cứu về Learner autonomy trong lĩnh vực ESL/EFL ở bậc Tiến sĩ phải kể đến TS Trịnh Quốc Lập (Hà Lan), TS. Đặng Văn Hùng (Úc), và TS Nguyễn Thị Cẩm Lê (New Zealand). Loạt bài tiếp sau tôi sẽ bàn sâu hơn về vấn đề này.
- 14044 views